Tọa đàm Chính sách phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phát triển lần thứ I

Ngày 31/03/2018 vừa qua tại văn phòng VAEFA đã diễn ra buổi Tọa đàm "Chính sách phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phát triển lần thứ I" do Trung tâm Hướng nghiệp và tiếp sức trẻ học hòa nhập tổ chức. Đây là một trong những tổ chức thành viên của VAEFA đang hoạt động tích cực trong việc tiếp sức cho trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ và các rối loạn phát triển khác. Trung tâm cũng là đơn vị chủ trì tiểu dự án "Vận động bổ sung các chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm trao cơ hội học hòa nhập cho cho các trẻ mắc chứng rối loạn phát triển" của VAEFA giai đoạn 2016-2018.

Tham dự chương trình có Thạc sỹ/Bác sỹ Nguyễn Trọng An - Nguyên phó cục trưởng cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em - Bộ lao động thương binh xã hội, chuyên gia cao cấp về bảo vệ và chăm sóc trẻ em; PGS/TS Phạm Minh Mục - Phó viện trưởng Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Trưởng ban nghiên cứu Giáo dục đặc biệt- Bộ Giáo dục & đào tạo; ông Trần Ngọc Thạch - Đại diện Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam. Về phía Hiệp hội có ông Nguyễn Xuân Phương - Phó chủ tịch VAEFA; NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh - Ủy viên ban thường vụ VAEFA cùng các vị phụ huynh có con đang theo học tại Trung tâm, các giáo viên đang trực tác động trẻ rối loạn phát triển tại một số trường ở quận Đống Đa và đại diện của các cơ quan báo đài.

Buổi tọa đàm nhằm tham vấn ý kiến của các chuyên gia để đưa ra khuyến nghị nhằm bổ sung hoặc điều chỉnh chính sách học hoà nhập dành cho đối tượng trẻ rối loạn phát triển, làm sao để các chính sách hỗ trợ có thể đáp ứng thực tiễn hơn. Đã có rất nhiều ý kiến tham luận sôi nổi từ phía các chuyên gia, những chia sẻ cảm động từ phía các phụ huynh và những trăn trở về những khó khăn đang gặp phải của các giáo viên đang trực tiếp tác động trẻ.

Ông Nguyễn Xuân Phương – Phó chủ tịch VAEFA: “Việc vận động chính sách cần có sự tham gia phối hợp của nhiều ban ngành”.

Thạc sỹ/Bác sỹ Nguyễn Trọng An - Nguyên phó cục trưởng cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em - Bộ lao động thương binh xã hội, chuyên gia cao cấp về bảo vệ và chăm sóc trẻ em nhận định: "trẻ rối loạn phát triển cần được đảm bảo về quyền học tập và chăm sóc đặc biệt"

Tọa đàm sơ bộ đã rút ra được 5 khuyến nghị và sẽ được đưa ra tại các tọa đàm tiếp theo để lấy ý kiến các thành viên khác. Hy vọng những nỗ lực này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé, tạo ra cơ hội cho các trẻ mắc chứng rối loạn phát triển cũng như các trẻ khác đều được hưởng một nên giáo dục hòa nhập, bình đẳng và chất lượng.

Trung tâm Sao Mai - Vì ngày mai của trẻ khuyết tật

Ngày 29/1 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Phương - Phó chủ tịch VAEFA cùng các cán bộ văn phòng đã có chuyến thăm tới một trong những tổ chức thành viên của mình là Trung tâm Sao Mai - đơn vị tiên phong hoạt động trong lĩnh vực phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ & tự kỷ ở Hà Nội nói riêng và Việt nam nói chung. Hiện tại Trung tâm có 200 trẻ đang theo học, nhờ có sự hỗ trợ, can thiệp kịp thời mà hàng năm có tới 70-80 em có khả năng theo học tại các lớp học hòa nhập.

Tập huấn tài chính giáo dục tại Ninh Bình

Theo các nghiên cứu đánh giá mục tiêu giáo dục cho mọi người (EFA) 2000-2015, mặc dù đã có những bước tiến đáng kể trong việc thực hiện EFA nhưng vẫn còn tồn tại nhiều thách thức trong giáo dục.  Giáo dục người lớn được đánh giá là mục tiêu bị đình trệ nhất, tỷ lệ người mù chữ và trẻ em thất học còn cao trong khu vực Châu Á TBD, chi tiêu cho giáo dục của các quốc gia có tăng nhưng cam kết bị đình trệ. Bởi vậy, mục tiêu phát triển bền vững SDG4 về giáo dục đến 2030 đặt ra các mục tiêu tham vọng hơn hướng đến nền giáo dục chất lượng, hòa nhập bình đẳng cho tất cả mọi người, đặc biệt hướng đến nhóm yếu thế. 

Nhằm cập nhật và tăng cường hiểu biết cho các thành viên Hiệp hội vì giáo dục cho mọi người Việt Nam (VAEFA) về tình hình tài chính giáo dục trên toàn cầu - xu thế mới nhất trong vận động tài chính cho giáo dục và đưa ra các định hướng vận động chính sách về tài chính giáo dục cho VAEFA trong thời gian tới, VAEFA đã tổ chức Tập huấn về tài chính giáo dục vào ngày 18/01/2018 tại Ninh Bình. 

Tham gia chương trình có ông Phạm Đình Cường - Nguyên phó vụ trưởng Vụ Ngân sách, Bộ Tài chính; bà Helen Dabu - Phó điều phối vùng của tổ chức ASPBAE cùng 40 đại biểu đến từ các tổ chức thành viên của VAEFA.

 
Bức tranh tài chính toàn cầu thời kỳ hậu EFA và khởi đầu SDG4 cũng như bức tranh tài chính giáo dục tại Việt Nam đã dần rõ nét hơn qua phần chia sẻ của các chuyên gia và phần đóng góp thông tin từ các khảo sát, nghiên cứu của đại diện nhóm Minh bạch Ngân sách – bà Dương Thị Việt Anh, đồng thời là giám đốc Trung tâm Hội nhập và Phát triển, một thành viên của VAEFA. 

Phần hoạt động nhóm rất sôi nổi với phiên tranh luận cho những quan điểm khác nhau về sự tham gia của khối tư nhân trong giáo dục.  Phần tranh luận đã giúp các thành viên VAEFA chia sẻ và cùng đánh giá các hiểu biết của mình về vài trò của nhà nước và khối tư nhân trong giáo dục, nắm được những lợi ích và hạn chế từ sự tham gia của khối tư nhân, xác định những nội dung cần được làm rõ hơn trong lĩnh vực này.

Nhóm phản đối sự tham gia của tư nhân trong giáo dục

Nhóm ủng hộ sự tham gia của tư nhân trong giáo dục

Bà Thái Thị Xuân Đào - giám đốc Trung tâm hỗ trợ, phát triển giáo dục người lớn và giáo dục cộng đồng (CAED) và ông Lê Văn Định - giám đốc Trung tâm phát triển cộng đồng Hà Tĩnh (HCCD) đại diện cho 2 phe tranh luận

Họp thường niên các Liên minh giáo dục khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Nhằm nâng cao năng lực cho các Liên minh giáo dục trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong vận động chính sách để góp phần thực thi và giám sát mục tiêu phát triển bền vững số 4 về giáo dục (SDG4), cuộc Họp thường niên các Liên minh giáo dục khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2017 đã được tổ chức tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Hiệp hội Giáo Dục Cơ Bản và Giáo Dục Người Lớn Khu Vực Châu Á Thái Bình Dương (ASPBAE). Hiệp hội Vì Giáo Dục Cho Mọi Người Việt Nam (VAEFA) giữ vai trò nước chủ nhà đăng cai tổ chức sự kiện này.

12 góp ý về Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ Giáo dục và Đào tạo

Nhận thức được tầm quan trọng của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (sau đây xin gọi tắt là Chương trình GDPT tổng thể), ngày 16/5/2017, Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam (Vietnam Association For Education For All – VAEFA) đã tổ chức buổi tham vấn nhằm tập hợp ý kiến đóng góp của các chuyên gia giáo dục cho Chương trình GDPT. Hiệp hội đã cùng các chuyên gia xem xét và tập hợp các kiến nghị gửi tới Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban soạn thảo Chương trình GDPT tổng thể. Bản tổng hợp gồm mười hai (12) kiến nghị như sau:

LIÊN HỆ

HIỆP HỘI VÌ GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI VIỆT NAM
VIETNAM ASSOCIATION FOR EDUCATION FOR ALL

P2005, tòa N03T3A, khu Ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
(Có thể vào từ đường Võ Chí Công, lối vào khu Star Lake)
R2005, N03T3A building, Diplomatic Compound, Xuan Tao ward, Bac Tu Liem district, Hanoi
(Accessible from Vo Chi Cong road, Star Lake entrance)


Số điện thoại/Tel: (+84)243 773 5303
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ẢNH HOẠT ĐỘNG

Sample Image  Sample Image

Sample Image  Sample Image

Xem thêm