Đại hội toàn thể GCE lần thứ 5 22-26.02.2015

Tổ chức  Chiến dịch giáo dục toàn cầu (Global Campaign for Education – GCE) là biểu trưng cho phong trào xã hội có tổ chức lớn nhất thế giới, Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam là thành viên của mạng lưới này từ năm 2012. Ngày 22-26/2/2015, GCE tổ chức Đại hội toàn thể lần thứ 5 (The Global Campaign for Education’s Fifth World Assembly)  tại Johannesburg, Nam Phi. Hiệp hội đã cử hai đại diện tham dự Đại  hội này. 

Trong suốt 4 ngày Đại hội toàn thể 22-26/2/2015 và 2 ngày 27-28/2/2015 họp Quỹ giáo dục xã hội dân sự CSEF với sự tham dự của  các đại biểu đại diện cho các tổ chức xã hội dân sự, các liên minh giáo dục khu vực châu Á-Thái Bình Dương, châu Phi, Mỹ-La tinh, Trung Đông, châu Âu/Bắc Mỹ, các mạng lưới giáo dục khu vực như ASPBAE, ANCEFA và các tổ chức quốc tế (Plan International, Action Aid, UN, UNESCO, GPE). Sự tham dự của hơn 190 đại biểu đến từ các tổ chức đấu tranh cho quyền giáo dục này đến từ 91 quốc gia trên thế giới, đại hội là cơ hội lớn để các đại biểu chia sẻ công việc và kinh nghiệm, thảo luận và thống nhất vị thế của các tổ chức xã hội dân dự trong công cuộc vận động chính sách cho giáo dục, từ đó cũng thúc đẩy mối quan hệ giữa các quốc gia và khu vực để cùng nỗ lực tăng hợp tác trong việc cố gắng thực hiện quyền giáo dục cho tất cả mọi người.

Một trong những nội dung nổi bật được các diễn giả trình bày và tranh luận tại Đại hội là Sự bất bình đẳng và thương mại hóa giáo dục. Về chủ đề này, có sự tham gia của Tiến sĩ Kishore Singh, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ  (UN Special Rapporteur) về Quyền Giáo dục; Giáo sư Hubert Gijzen, Giám đốc UNESCO khu vực Nam Phi; Giáo sư Mary Metcalfe của Đại học Witwatersrand; Tiến sĩ Aaron Benavot, Giám đốc phụ trách Báo cáo Giám sát toàn cầu việc thực hiện các mục tiêu GDCMN; đồng sáng lập và cựu Chủ tịch GCE, người vừa nhận được giải Nobel Hoà Bình 2014, Ông Kailash Satyarthi . 

Tại Đại hội, trong bài phát biểu của mình, Ông Kailash và Ông Kishore đều phê bình gay gắt của sự gia tăng thương mại hoá trong giáo dục, sự bình đẳng và phủ nhận quyền giáo dục của trẻ em và người lớn. Ông Kailash Satyarthi nói: "Giáo dục đã trở thành một thứ hàng hóa. Những người có khả năng chi trả thì mua nó, và những người có thể bán nó thì kiếm lời từ việc bán nó. "

Camilla Croso, Chủ tịch Tổ chức chiến dịch giáo dục toàn cầu GCE cho rằng chúng ta cùng nhau nâng cao nhận thức và đấu tranh việc công nhận giáo dục là một quyền cơ bản của con người, việc cần thiết phải bảo đảm một nền giáo dục toàn diện và không phân biệt đối xử, giáo viên và nghề dạy học, huy động đủ nguồn lực tài chính trong nước và nước ngoài và quyền của các tổ chức xã hội dân sự tham gia tích cực trong quá trình ra quyết định ở tất cả các cấp.

Trong bài phát biểu của mình, các diễn giả đã nhấn mạnh các vấn đề liên quan đến sự bất bình đẳng trong giáo dục:

- Giáo dục phải trao quyền cho người nghèo và không kéo dài sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng trong xã hội

- Giáo dục đang trở thành một đặc quyền của những người giàu

- Bất bình đẳng vẫn đang tiếp diễn, đặc biệt ở phụ nữ và trẻ em gái

- Ở một số nược việc thực hiện  các mục tiêu Giáo dục cho mọi người (EFA) đã được cam kết tại Dakar năm 2000 vẫn còn trì trệ, tình hình này đặc biệt nghiêm trọng ở châu Phi 45% phụ nữ bị từ chối quyền được biết chữ (mù chữ), và chỉ có 56% trẻ em bắt đầu học lớp 1 tốt nghiệp cấp tiểu học.

Ngoài ra, Đại hội còn có các phiên thảo luận song song theo các chủ đề: Giáo dục công và xây dựng hệ thống giáo dục công lập vững chắc; chất lượng giáo dục; công bằng, hoà nhập và không phân biệt đối xử trong giáo dục; tính minh bạch và sự tham gia trong lĩnh vực giáo dục; giáo dục ở những khu vực có xung đột và thiên tai; tài chính trong giáo dục.

 Xen kẽ giữa các phiên thảo luận song song là trình bày các báo cáo: các bài học trong 15 năm thực  hiện các mục tiêu giáo dục cho mọi người và các mục tiêu thiên niên kỷ giai đoạn 2000-2015 từ đó tiến đến lập kế hoạch cho các mục tiêu giáo dục sau 2015; báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động của GCE 2011-2014; thảo luận, góp ý và thông qua các sửa đổi/ bổ sung điều lệ của GCE 2015-2015; bầu cử Ban điều hành GCE giai đoạn 2015-2019: 01 chủ tịch, 02 phó chủ tịch và 12 thành viên; trình bày Kế hoạch chiến lược 2015-2019 và các ưu tiên thảo luận

Các đại biểu đã dành hầu hết thời gian trong 4 ngày họp thảo luận và tranh luận về các ưu tiên cho chiến dịch giáo dục, các công việc cần thiết chuẩn bị ngay cho Diễn đàn giáo dục toàn cầu tại Incheon, Hàn Quốc và Đại hội đồng LHQ tại NewYork năm 2015 cũng như chiến lược tổng thể của GCE trong nhiệm kỳ 4 năm tới. Chiến lược  trọng tâm cho giai đoạn 2015-2019 sẽ là chất lượng, công bằng, tài chính, hệ thống giáo dục công và vai trò của nhà nước, tính minh bạch và sự tham gia của công dân, giáo dục ở các vùng có xung đột và thiên tai.

 

 

LIÊN HỆ

HIỆP HỘI VÌ GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI VIỆT NAM
VIETNAM ASSOCIATION FOR EDUCATION FOR ALL

P2005, tòa N03T3A, khu Ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
(Có thể vào từ đường Võ Chí Công, lối vào khu Star Lake)
R2005, N03T3A building, Diplomatic Compound, Xuan Tao ward, Bac Tu Liem district, Hanoi
(Accessible from Vo Chi Cong road, Star Lake entrance)


Số điện thoại/Tel: (+84)243 773 5303
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ẢNH HOẠT ĐỘNG

Sample Image  Sample Image

Sample Image  Sample Image

Xem thêm