Hội thảo: "Học sinh Điếc - Đặc điểm văn hóa và ngôn ngữ"

                                                                                                                                 

Sáng  27 tháng 11 năm 2020, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập -  Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương tổ chức Hội thảo: “Học sinh Điếc - Đặc điểm văn hóa và ngôn ngữ” nhằm tạo ra một diễn đàn chia sẻ học thuật và những quan điểm khoa học về văn hóa và ngôn ngữ của người Điếc cũng như các vấn đề liên quan đến giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh Điếc.

Đến dự Hội thảo, về phía các tổ chức giáo dục và đào tạo có Ông Nguyễn Xuân Phương – Phó chủ tịch Hiệp hội vì giáo dục cho mọi người Việt nam (Vaefa), bà Nguyễn Kim Anh – Điều phối viên quốc gia Hiệp hội vì giáo dục cho mọi người Việt nam, bà Nguyễn Thị Thủy – Cán bộ chương trình Hiệp hội vì giáo dục cho mọi người Việt nam, TS. Bùi Thế Hợp – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Về phía Lãnh đạo Nhà trường có TS. Trịnh Thị Xim – Phó Bí thư Đảng, Phó Hiệu trường nhà trường cùng các thầy cô là lãnh đạo các phòng, khoa, ban và trung tâm trong nhà Trường, các thầy cô giáo đang giảng dạy học sinh Điếc và đặc biệt có mặt các vị phụ huynh đại diện cho các bậc cha mẹ học sinh Điếc đang theo học tạo trung tâm và các em học sinh Điếc.

Hội thảo đã tập hợp được nhiều bài viết có chất lượng của các nhà khoa học, các nhà vận động chính sách, giáo viên có kinh nghiệm dạy học sinh Điếc, gia đình và người Điếc. Nội dung các bài viết tập trung vào 3 vấn đề chính: (1) Chính sách và vận động chính sách trong giáo dục người Điếc; (2) Văn hóa và ngôn ngữ kí hiệu của người Điếc; (3) Phương pháp, cách tiếp cận trong giáo dục học sinh Điếc. Các bài viết đã phần nào làm sáng tỏ cơ sở khoa học, giá trị của việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trong học tập và sinh hoạt của cộng đồng người Điếc nói chung và học sinh Điếc nói riêng.

Phát biểu đề dẫn khai mạc Hội thảo, TS. Lê Thị Thúy Hằng – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập đã gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô, các chuyên gia, nhà khoa học về tham dự Hội thảo, đồng thời đề cập đến văn hóa điếc và bốn thành tố tạo nên văn hóa điếc (ngôn ngữ kí hiệu, hệ thống xã hội, hệ thống niềm tin, kĩ thuật và công nghệ), trên cơ sở đó, hy vọng những gia đình và những người nghe có cái nhìn khách quan và tôn trọng những giá trị của cộng đồng những người thuộc văn hóa Điếc.

Ngoài 8 bài tham luận, Hội thảo cũng đã lắng nghe 12 ý kiến trao đổi trực tiếp tại Hội thảo của các nhà khoa học, những người vận động chính sách, đặc biệt của các bậc cha mẹ học sinh Điếc và của chính các em học sinh Điếc. Các tham luận và ý kiến ngoài việc khẳng định và làm sáng tỏ các đặc điểm văn hóa người Điếc; vai trò của gia đình trong việc phát triển tư duy cho trẻ thông qua ngôn ngữ kí hiệu,…mà còn đề cập đến sự phát triển các chương trình đào tạo, cơ chế chính sách hỗ trợ giúp người Điếc được tiếp tục học nâng cao.

TS. Trịnh Thị Xim - Phó Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng trường CĐSPTW phát biểu chỉ đạo và tổng kết Hội thảo, TS. Trịnh Thị Xim nhấn mạnh: sự đồng hành của nhiều yếu tố trong phát triển văn hóa người Điếc, mở rộng vốn ngôn ngữ kí hiệu, xây dựng các chương trình đào tạo cho người Điếc - đó là gia đình, nhà trường và đặc biệt là các tổ chức xã hội chung tay góp phần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Nguồn: Website Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Tác giả: Nguyễn Thị Bích Lan - Phó Giám đốc

Trung tâm Hỗ trợ Phát triển và giáo dục hòa nhập

 

LIÊN HỆ

HIỆP HỘI VÌ GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI VIỆT NAM
VIETNAM ASSOCIATION FOR EDUCATION FOR ALL

P2005, tòa N03T3A, khu Ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
(Có thể vào từ đường Võ Chí Công, lối vào khu Star Lake)
R2005, N03T3A building, Diplomatic Compound, Xuan Tao ward, Bac Tu Liem district, Hanoi
(Accessible from Vo Chi Cong road, Star Lake entrance)


Số điện thoại/Tel: (+84)243 773 5303
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ẢNH HOẠT ĐỘNG

Sample Image  Sample Image

Sample Image  Sample Image

Xem thêm