Bài số 3: Đánh giá chuẩn xác để biết thực trạng của trẻ

  Cần có đánh giá chuẩn xác để nhận biết được thực trạng của trẻ - Việc làm không thể bỏ qua

 

Ở bài viết trước, khi đọc lá thư của gia đình trẻ, chắc chắn mỗi chúng ta đều hiểu rằng: Xuất phát từ tấm lòng yêu thương và kiên trì theo dõi thì cha mẹ trẻ mới có thể viết được những chi tiết thật và sinh động đến nhường này.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao trẻ đã được gia đình cùng các cơ sở Giáo dục đặc biệt (GDĐB) và trường Mầm non công lập cùng chăm sóc và tác động trong vòng hơn 5 năm, ngay từ khi trẻ mới 14 tháng tuổi mà vẫn không thể đi học lớp một được? Mặc dù về kiến thức con đã biết đọc, biết viết, biết làm toán cơ bản những vẫn không thể đi học hòa nhập lớp một được?

Tuy nhiên, qua sự phản ánh của gia đình thì có thể có nguyên nhân từ các bên liên quan như sau:

 *Về phía gia đình: Do nôn nóng và thiếu những hiểu biết về các hội chứng rối loạn phổ tự kỷ và các rối loạn phát triển khác nên liên tục đưa con đi can thiệp ở nhiều nơi khác nhau. Sự thay đổi môi trường can thiệp nhiều sẽ làm giảm bớt các hiệu quả.

 *Về phía các cơ sở can thiệp sớm: Các phương pháp tác động chưa chú ý đến việc chăm sóc toàn diện, đặc biệt là các kỹ năng cần thiết khi học hòa nhập nên trẻ không đủ tâm thế để học hòa nhập

 *Về phía các cơ sở giáo dục phổ thông: Việc tiếp nhận những trẻ này quả thật là một thách thức. Nên mặc dù các nhà giáo rất yêu thương, tạo điều kiện cho trẻ học, nhưng giáo viên thiếu kiến thức GDĐB nên đành trả lại trẻ về cho gia đình…

 Mặc dù vậy nhưng khi trẻ được đưa đến đến Trung tâm Hướng nhiệp và tiếp sức trẻ học hòa nhập,  trước khi nhận can thiệp lại cho trẻ này, chúng tôi đã kiểm tra, đánh giá trẻ và nhận thấy: Mặc dù trẻ có những thiếu hụt nhưng vẫn có thể tác động, điều chỉnh và giúp cho trẻ vào học lớp một.

 Qua thực tế khi can thiệp cho trẻ này, chúng tôi nhận thấy việc đánh giá, phân loại trẻ là rất cần thiết. Nó giúp cho các bên liên quan biết được những thiếu hụt của trẻ và cùng nhau tác động thì mới đạt được hiệu quả cao. Các tiến sĩ Israel khi sang làm việc, trao đổi kinh nghiệm đều khuyên: Trước khi can thiệp, tác động cho trẻ thì các cơ sở cần có sự đánh giá phân loại riêng về các kiến thức giáo dục để nhận biết được thực trạng của trẻ. Từ đó mới có thể xây dựng được kế hoạch can thiệp. Việc đánh giá, phân loại này không thể thay thế được sự đánh giá của các cơ quan y tế.

 Bằng các phương pháp quốc tế đã được kiểm chứng và kinh nghiệm thực tiễn, chúng tôi đã tác động, điều chỉnh và đưa các trẻ được can thiệp tại Trung tâm vào học lớp một, hòa nhập cộng đồng xã hội một cách tích cực.

 Chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn ở những bài viết lần sau. Và chúng tôi cũng mong các bạn có quan tâm đến vấn đề này có thể chia sẻ cùng chúng tôi để giúp những gia đình có con không may mắc phải hội chứng này thêm vững tin đồng hành cùng con trong việc học hòa nhập trường phổ thông.

 Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn chia sẻ qua fb của Trung tâm, hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ: Trung tâm Hướng nghiệp và Tiếp sức trẻ học hòa nhập, địa chỉ: số 9 ngõ 17, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội; Điện thoại:  (024) 62662759

 

 

 

  

 

LIÊN HỆ

HIỆP HỘI VÌ GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI VIỆT NAM
VIETNAM ASSOCIATION FOR EDUCATION FOR ALL

P2005, tòa N03T3A, khu Ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
(Có thể vào từ đường Võ Chí Công, lối vào khu Star Lake)
R2005, N03T3A building, Diplomatic Compound, Xuan Tao ward, Bac Tu Liem district, Hanoi
(Accessible from Vo Chi Cong road, Star Lake entrance)


Số điện thoại/Tel: (+84)243 773 5303
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ẢNH HOẠT ĐỘNG

Sample Image  Sample Image

Sample Image  Sample Image

Xem thêm